Pháp khí Phật Giáo là những dụng cụ, khí cụ thường được dùng trong các nghĩ lễ Phật Giáo hay những vật dụng được sử dụng trong sinh hoạt ở chốn thiền môn. Mỗi loại Pháp khí có một công dụng và ý nghĩa khác nhau. Những loại pháp khí Phật Giáo thường gặp và sử dụng đó là Chuông, Mõ, Khánh, Bảng, Tràng Hạt, Y, Bát, tích trượng...
Pháp khí Phật giáo có nguồn gốc từ rất lâu đời, từ thời Đức Phật còn tại thế. Lúc bấy giờ, các đệ tử của Phật thường sử dụng các vật dụng đơn giản như chuông, mõ, vòng hoa,... để thực hành các nghi lễ. Theo thời gian, các pháp khí Phật giáo ngày càng được phát triển và đa dạng hơn, với nhiều hình dáng, kích thước và chất liệu khác nhau.
Mỗi pháp khí Phật giáo đều mang một ý nghĩa riêng, thể hiện tinh thần và giáo lý của Phật giáo. Ví dụ, chuông được sử dụng để đánh thức tâm thức, mõ được sử dụng để thỉnh mời chư Phật, Bồ Tát, vòng hoa được sử dụng để biểu thị sự thanh khiết,...
Chuông hay Chung là một loại kiền chùy của Phật Giáo và là một trong những loại Pháp khí không thể thiếu trong các nghi lễ Phật Giáo. Đã từ rất lâu tiếng chuông chùa đã trở thành hiệu lệnh, làm thước đo thời gian để các tăng ni tuân thủ giờ giấc. Trong khung cảnh tĩnh mịch của chùa chiền tiếng chuông đồng khiến tâm hồn khoáng đạt thanh tịnh, làm tăng thêm sự uy nghi của ngôi chùa.
- Trong Kinh Phật có ghi: Ngày 15 tháng 7 là kỳ mãn hạ, chư tăng tự tứ. Phật bảo thị giả là ngài A Nan đánh kiền chùy để nhóm họp tăng chúng, A Nan liền lên giảng đường tay đánh kiền chùy nói: “Con nay đến đây đánh tín cổ của Như Lai, hễ ai là đệ tử của Như Lai, khi nghe thì hãy vân tập về đây”.
- Đại chung hay còn gọi Phạm chung, Hồng chung, Câu Chung, Kình chung, Tràng Chung đây là loại chuông lớn thường được treo ở lầu chung. Đại chung thường cao khoảng 1m5, đường kính khoảng 6 tấc thường được đánh vào đầu đêm hoặc cuối đêm. Người Việt thường hay sử dụng từ "Đại Hồng Chung" để chỉ loại chuông rất lớn không quy định kích thước.
- Tiểu chung hay còn gọi là Bán chung, Hành sự chung, Bảo chúng chung, Hoán chung là loại chuông thường được treo ở bên trái chánh điện hoặc treo ở cửa thiền đường. Loại chuông thường có hình dáng và kích dàng bằng 1/2 đại chung thường dùng để báo tin trong lúc họp chư Tăng biết vào những lúc: Nhóm chúng, thọ trai, giờ chấp tác, giờ bái sám trong các tự viện, báo hiệu cho quý vị Tăng Chúng biết sắp đến giờ hành lễ và xử dụng trong các buổi pháp hội...
- Chuông gia trì là loại chuông giúp điều hòa nhịp độ trong khi tụng kinh, lễ Phật.
Chất liệu thường dùng để làm chuông Phật Giáo là Đá, Đồng, sắt... nhưng hiện thì chuông hầu hết được làm bằng đồng.
Về ngoại hình kích cỡ hoa văn chữ điêu khắc trên chuông thì tùy theo ý của người chế tạo.
Mõ củng là một trong những loại pháp khí quen thuộc và sử dụng nhiều ở các thiền viện, thiền môn hay các gia đình Phật tử tại gia.
Pháp khí Phật giáo có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người Phật tử. Chúng giúp người Phật tử:
Tiếp xúc với Phật pháp: Pháp khí Phật giáo là những biểu tượng của Phật pháp, giúp người Phật tử tiếp xúc với Phật pháp một cách trực quan hơn.
Tạo ra môi trường tâm linh: Pháp khí Phật giáo giúp tạo ra môi trường tâm linh thanh tịnh, trang nghiêm, giúp người Phật tử dễ dàng tập trung vào việc tu tập.
Khơi dậy tâm thiện: Pháp khí Phật giáo giúp khơi dậy tâm thiện, tâm từ bi trong mỗi người.
Khi sử dụng pháp khí Phật giáo, người Phật tử cần lưu ý một số điều sau:
Sử dụng pháp khí một cách cẩn thận, tôn trọng: Pháp khí Phật giáo là những vật phẩm linh thiêng, cần được sử dụng một cách cẩn thận, tôn trọng.
Không sử dụng pháp khí cho mục đích xấu: Pháp khí Phật giáo chỉ được sử dụng cho mục đích thiện, không được sử dụng cho mục đích xấu.
Giữ gìn pháp khí sạch sẽ: Pháp khí Phật giáo cần được giữ gìn sạch sẽ, không để bụi bẩn bám vào.
Pháp khí Phật giáo là một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Phật tử. Chúng giúp người Phật tử tiếp xúc với Phật pháp, tạo ra môi trường tâm linh thanh tịnh và khơi dậy tâm thiện.