Trong quan niệm của Phật giáo, lòng thành của quý Phật tử thể hiện qua làn khói hương nghi ngút và tấm lòng của họ chứ không cần lễ vật linh đình, sang trọng gì mấy. Hoa - Đăng - Trà - Quả - Thực là 6 lễ vật quý Phật tử tại gia thường đem đến dâng cúng tại Chùa. Thực chất những thứ này chỉ mang tính chất biểu pháp.
Không quan trọng lễ vật nhiều hay ít, cao sang hay tầm thường mà quan trọng là như Pháp. Như Pháp có nghĩa là nếu những thứ mà Phật không dùng, Chư tăng không dùng thì người cúng cũng không được phép cúng.
Cụ thể: Phật giáo là đạo ăn chay nên không dùng bia rượu, đồ mặn, thuốc lá, cà phê,.. Cho nên khi cúng dường Tam Bảo cần tránh những thứ này. Tiền giấy, vàng giấy, vàng mã,...cũng không được mang vào vì trong văn hóa Phật Pháp không có quy định đốt giấy tiền vàng.
Hương - Đăng - Trà - Quả - Thực là nhang, bông, đèn, trà, trái và thức ăn. Cúng Phật là cúng từ cái tâm sáng và Phật ngự trị trong lòng của mỗi chúng ta nên chỉ cần hương thơm, đèn sáng, trái tốt, bông hoa tươi và những giọt nước trong cúng Phật là đủ.
Hương biểu thị cho niềm ước vọng, sự mong muốn của chúng ta đến với Phật Pháp. Kinh Phật có câu: “Nguyện đem lòng thành kính gửi theo đám mây Hương”. Mỗi dịp lễ lớn hay bất kỳ khóa lễ nào trong Phật Pháp cũng đều sẽ có Niệm hương.
Ngoài ra Hương còn mang ý nghĩa sâu xa khác. Hương phảng phất, tĩnh lặng tuy không màu sắc nhưng lại thơm ngát thể hiện cho cuộc sống tự tại giữa dòng đời.
Cúng Phật là phải cúng những bông hoa tươi rói, tròn đầy và có đủ cả hương lẫn sắc. Bởi hoa là biểu thị cho Giới Đức Hạnh của con người.
Phật Pháp luôn coi trọng luật Nhân - Quả - có Hoa là Nhân thì ắt sẽ có Quả. Hoa biểu thị cho Nhân. Khi ta đem đến những điều tốt đẹp thì ắt sẽ nhận lại nhiều điều phước lành.
Ngày xưa khi chưa có điều kiện thì người ta thường cúng dầu cho Đức Phật hoặc cúng tiền để nhà chùa mua dầu thắp sáng. Thời nay phát triển hơn nên đã có đèn điện. Cho nên làm cho ánh sáng của Đạo Phật truyền mãi mãi.
Uống trà giúp cơ thể tỉnh táo hơn. Trà trong Phật Pháp có tính chất cảnh tỉnh tức là thể hiện sự Giác Ngộ.
Nước thanh tịnh biểu thị cho sự từ bi. Một hạt giống khi được gieo trồng xuống mặt đất nếu muốn nảy mầm, muốn thành cây thì phải có ánh nắng mặt trời chiếu rọi. Đây gọi là Phật Nhật, là ánh sáng Trí tuệ của Phật. Hạt mầm này sẽ được tưới bón bằng nguồn nước gọi là Từ Bi.
Đèn còn là biểu thị cho Trí Tuệ, Nước là biểu thị cho lòng Từ Bi để nuôi dưỡng hạt giống Bồ Đề mà chúng ta đã gieo trong Phật Pháp. Nhất định nhờ vào lòng thành lương thiện nó đơm hoa kết trái.
Quả là những quả tươi tốt, đẹp đẽ. Để biểu thị cho Nhân lành, thì sẽ ra được Quả tốt. Và cái cuối cùng mà dâng cúng là Thực.
Thực chỉ các loại thực phẩm Chay. Ngày xưa người ta thường cúng Chùa với xôi, oản. Ngày nay có nhiều món chay tịnh với nhiều hương vị khác nhau để dâng lên Phật.
Thực ở đây có nhiều ý nghĩa. Một là sung túc, no đủ. Chúng ta thường mong muốn có cuộc sống no đủ khi cùng dàng. Nhưng quan trọng hơn cái chữ Thực - trong Phật Pháp chính là Chân thật. Đạt đến đạo chân thật.
Tóm lại, Hương - Hoa - Đăng - Trà - Quả - Thực là những lễ vật cúng Phật mang tính Biểu Pháp. Khi dâng Hoa lên ta cũng mong muốn gieo được cái Nhân lành ở Tam Bảo nên hãy dâng bằng cả tấm lòng và sự chánh niệm của chính mình.