Vị trí giếng nước trong phong thủy những điều bạn cần biết

Vị trí giếng nước có ảnh hưởng đến yếu tố phong thủy, phát triển của gia chủ. Giếng nước ở vị trí thuận lợi có thể đem lại sự may mắn, thịnh vượng, tài lộc dồi dào cho gia chủ và ngược lại. Bởi vậy, vị trí giếng nước trong phong thủy là vấn đề quan trọng bạn cần lưu ý trước khi có ý định xây giếng trong nhà.

    Tầm quan trọng của giếng nước trong phong thủy

    Khi xây dựng nhà ở, ngoài việc phải chọn được hướng nhà tốt thì các cụ thường truyền miệng câu “Nhất Tinh, Nhì Táo, Tam Môn đường” ý nói rằng, nhất là giếng, nhì là bếp và thứ ba là cửa. Như vậy, so với bếp và các cửa trong nhà thì vị trí của giếng nước là quan trọng số 1. 

    Theo quan niệm phong thủy, giếng nước là phần cực âm trong ngôi nhà. Khi đào hay lấp giếng có thể tác động đến dòng năng lượng phong thủy, làm cho căn nhà mất cân bằng âm dương. Cụ thể, lấp giếng có thể làm mất đi một nguồn năng lượng lớn (âm khí) hoặc đào giếng sẽ gây thoát (dương khí). Bởi vậy, vị trí giếng nước theo phong thủy sẽ ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến sức khỏe, công việc hay cuộc sống của gia chủ.

    Cách chọn vị trí giếng nước theo phong thủy 

    Vì giếng nước có tầm quan trọng đặc biệt trong phong thủy của một ngôi nhà nên khi đào giếng, bên cạnh việc tìm nơi có nguồn nước thì rất cần xác định vị trí phong thủy phù hợp.

    - Nên chọn vị trí khoan giếng ở hướng bên trái của ngôi nhà vì Thanh Long là đại diện của mệnh Thủy.

    - Nếu muốn khoan giếng ở bên phải của nhà thì cần căn cứ vào tuổi và mệnh của gia chủ.

    - Cần xác định được cung và phương vị để xây dựng giếng nước dựa vào thiên can, địa chi. Mỗi cung, mỗi phương vị khác nhau sẽ có tác động khác nhau đến gia chủ. Theo đó, các cung và phương vị tốt để đặt vị trí giếng nước bao gồm:
     

    vị trí tốt của giếng nươc trong phong thủy
    Vị trí tốt của giếng nươc trong phong thủy


    + Cung Khôn: Khoan giếng ở vị trí cung này sẽ giúp gia chủ luôn được bình an, sinh phú quý, tài lộc

    + Cung Tốn: Đặt giếng nước theo cung này cũng sẽ giúp gia đình có tài lộc dồi dào, vạn sự bình an

    + Phương Hợi: Giếng nước được đặt ở phương này sẽ giúp gia chủ luôn được thịnh vượng, con cháu phát tài, phát đạt

    + Phương Nhâm: Chọn vị trí khoan giếng ở phương Nhâm, gia chủ sẽ luôn phát tài, thịnh vượng

    + Phương Quý: Đây là vị trí rất tốt cho việc đặt giếng nước, giúp cho gia chủ luôn có tiền bạc dồi dào, phát lộc.

    + Phương Tỵ: Người trong nhà có chút công danh nhỏ.

    + Phương Bính: Giếng đặt ở phương này, trong gia đình sẽ có người làm quan to.

    + Phương Đinh: Vị trí giếng được đặt ở phương Đinh giúp gia chủ phát tài, đặc biệt con cái trong nhà công thành danh toại.

    + Phương Mùi: Chủ nhà có công danh, giàu sang

    + Phương Canh: Vị trí giếng nước đặt ở phương Canh sẽ mang lại sự giàu có cho gia chủ

    + Phương Tân: Theo phong thủy, giếng nước nằm ở phương Tân, gia đình trong sạch, sống có đạo đức.

    Những vị trí đặt giếng nước cần tránh trong phong thủy

    Tránh đặt giếng nước đối diện với cửa bếp

    Theo quan niệm ngũ hành trong phong thủy thì giếng nước thuộc hành Thủy tính Âm, còn bếp nấu lại thuộc hành Hỏa tính Dương. Vì vậy nếu giếng nước và bếp được đặt gần nhau sẽ tạo ra xung đột  Âm Dương, sự tương khắc giữa Thủy và Hỏa, gây nên những điều xấu cho gia chủ.

    Trên thực tế, vị trí giếng nước đặt gần bếp cũng gây mất vệ sinh, ảnh hưởng đến nguồn nước. Vì khi nấu ăn sẽ có nước thải ra, nguồn nước thải này có thể ngấm xuống đất và làm cho nguồn nước sạch từ giếng nước bị nhiễm bẩn, gây hại cho sức khỏe của gia chủ.

    Tránh đặt giếng nước ở trước nhà

    Vị trí trước nhà là nơi quan trọng nhất để tạo nên phong thủy của cả căn nhà. Đây cũng là nơi đón khí tốt, đón tài lộc vào nhà. Vì thế, khi lựa chọn vị trí đặt giếng nước cần tránh đặt ở trước nhà vì sẽ phạm phải hướng nhà, khiến cho ngôi nhà mất đi phong thủy tốt.

    Tránh đặt giếng ở vị trí phương tọa của ngôi nhà

    Vị trí phương tọa của ngôi nhà là ở chính giữa đằng sau của nhà. Từ xưa đến nay, cha ông ta đã đúc kết kinh nghiệm chọn nhà “tựa Sơn, hướng Thủy” (nhìn sông, hướng núi) để đem lại đại cát, hanh thông cho gia chủ. Đặt giếng ở vị trí phương tọa của ngôi nhà nghĩa là vị trí giếng nước sẽ trở thành “vượng Sơn hạ Thủy”. Điều đó hàm ý tài lộc, vượng khí trong nhà sẽ rơi hết xuống giếng. Cho nên tránh đặt giếng ở vị trí phương tọa của ngôi nhà để không ảnh hưởng xấu đến gia chủ.

    Các cách xác định vị trí đặt giếng nước

    Áp dụng cách truyền thống để xác định mạch nước

    Đây là phương pháp thủ công, đã được áp dụng từ lâu và khá phổ biến trong nhiều gia đình. Trước tiên, chọn vài vị trí mà bạn định khoan giếng, sau đó đến khoảng 9 giờ tối, dùng những tấm nilon màu trắng trong phủ lên các vị trí đó. Sáng sớm hôm sau, bạn ra kiểm tra những tấm nilon xem tấm nào có nhiều hơi nước đọng nhất và đánh dấu lại. Lặp lại cách làm đó trong 3 ngày, vị trí nào có độ phủ hơi nước nhiều nhất thì ở đó có mạch nước ngầm để có thể tiến hành khoan giếng.

    Dùng đũa cảm xạ

    Đây cũng là một trong những phương pháp thủ công để tìm mạch nước ngầm. Đũa cảm xạ được làm từ thép không gỉ theo hình chữ L với một cạnh ngắn và một cạnh dài. 
     

    Dùng đũa cảm xạ để tìm vị trí đặt giếng nước
    Dùng đũa cảm xạ để tìm vị trí đặt giếng nước


    Cách làm như sau: Hai tay cầm hai đũa cảm xạ đặt song song với nhau, bàn tay nắm chặt lấy cạnh ngắn của đôi đũa. Tiếp đó, bạn di chuyển đi xung quanh để dò tìm mạch nước. Nếu thấy đũa nằm yên không chuyển động thì vị trí đó không có hoặc có mạch nước yếu. Nơi nào mà đôi đũa chập lại với nhau thì nơi đó có mạch nước ngầm mạnh. 

    Dùng địa bức xạ để dò tìm mạch nước ngầm

    Ngày nay, việc dò tìm mạch nước ngầm để xác định vị trí đặt giếng nước trở nên đơn giản, dễ dàng hơn nhờ có phương pháp địa bức xạ. Khi tìm kiếm mạch nước bằng dụng cụ địa bức xạ sẽ giúp hiển thị các thông số như vị trí có nước, chiều sâu gặp nước, chiều sâu kết thúc mạch nước, số mạch nước được phân bổ theo chiều thẳng đứng và theo diện, dự báo lưu lượng nước, hướng của dòng chảy ngầm, nguồn bổ cập và miền thoát của dòng ngầm, sự liên thông giữa các mạch nước ngầm với nhau. Áp dụng cách dùng địa bức xạ sẽ giúp tìm được vị trí khoan giếng chính xác nhất.

    Một số lưu ý khi lấp giếng

    Thực tế hiện nay, phần lớn các gia đình không chỉ ở đô thị mà cả ở nông thôn đều sử dụng nguồn nước máy sạch do các công ty nước sạch cung cấp. Vì thế, nhu cầu sử dụng nước từ giếng khoan, giếng đào không còn nhiều. Cũng từ đó, nhu cầu lấp giếng của nhiều gia đình ngày càng tăng. 

    Giếng nước thuộc hành  m, giúp cân bằng  m Dương cho toàn bộ căn nhà nên việc lấp giếng hay xây nhà trên đất có giếng cần được tính toán, cân nhắc hết sức cẩn thận, tránh ảnh hưởng đến vượng khí căn nhà cũng như sự bình an, may mắn, tài lộc của gia chủ. 

    - Khi lấp giếng cần tiến hành từ từ, để nước cạn dần, không gây biến động quá lớn đến phần đất

    - Sau khi đã lấp đất, gia chủ có thể sử dụng đá thạch anh đắp lên miệng giếng theo các bước sau: 

    + Cắm một đường ống nhựa xuống đáy giếng, phần trên miệng ống cách mặt đất khoảng 40 cm

    + Đổ một lớp sỏi và đá xuống giếng đến ngang mặt nước

    + Tiếp theo đổ một lớp cát, rồi phủ một lớp đất sét mỏng lên bề mặt giếng

    + Rải lớp than hoạt tính lên trên cùng dày khoảng 10cm, rồi rải một lượng thạch anh lên sát bề mặt

    + Cuối cùng dùng đất sạch lấp đầy miệng giếng

    Kết luận

    Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn biết cách lựa chọn vị trí giếng nước phù hợp phong thủy cũng như biết cách lấp giếng cũ không sử dụng, giúp cho ngôi nhà của bạn đảm bảo yếu tố phong thủy, cân bằng âm dương, đón may mắn, tài lộc, vượng khí vào nhà

    Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây